Phân biệt ngành Luật học và ngành Luật Kinh tế

Do nhiều tác động khác nhau từ gia đình, bạn bè cho đến nhiều nguồn thông tin trên các trang truyền thông… nhiều bạn trẻ đã lựa chọn ngành học khi chưa thực sự hiểu bản thân yêu thích gì? Mỗi ngành học trong nhóm ngành Luật sẽ có những đặc trưng riêng về chuyên môn đào tạo và vị trí nghề nghiệp tương ứng. Vậy hãy cùng bài viết này phân biệt ngành Luật học và ngành Luật kinh tế; xem bạn phù hợp với chuyên ngành nào?

ngành Luật học và ngành Luật Kinh tế
Phân biệt ngành Luật học và ngành Luật Kinh tế

Ngành Luật học và ngành Luật kinh tế là gì?

Luật học là hệ thống các quy tắc được tạo ra và được thi hành thông qua Chính phủ để điều chỉnh hành vi của xã hội. Sinh viên theo học ngành Luật sẽ được trang bị nhiều kiến thức chung về vận dụng; thực hành các quy định pháp luật vào đời sống; kinh doanh; quản lý;….

Trong khi đó; Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành chỉ để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Vị trí công việc của ngành Luật học và Luật kinh tế

Ngành Luật học sau khi ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật học có khả năng đảm nhiệm những vị trí: luật sư; thẩm phán; thẩm tra viên; chấp hành viên; cố vấn pháp lý; chuyên viên pháp lý; công chứng viên, giảng viên ngành Luật;… và những công việc liên quan đến pháp lý tại các cơ quan nhà nước; tòa án; sở tư pháp; viện kiểm sát;… hoặc có thể công tác tại các doanh nghiệp; các đơn vị sản xuất kinh doanh; liên doanh, đầu tư,…

công việc của ngành Luật học
Vị trí công việc của ngành Luật học và Luật kinh tế

Ngành Luật kinh tế sau khi ra trường làm gì?

Tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:

– Chuyên gia tư vấn pháp lý; phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh; các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương; chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế

– Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư

– Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp; hành pháp và tư pháp trong các tổ chức dịch vụ pháp luật

– Chuyên viên tư vấn tài chính, hỗ trợ khách hàng

– Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.

tuyển sinh ngành Luật
Thông tin tuyển sinh ngành Luật

Từ một vài thông tin đã được cung cấp ở trên; mong rằng bạn có thể trả lời được câu hỏi: “Ngành Luật và Luật kinh tế có gì khác nhau?”. Đây chính là tiền đề quan trọng để các bạn lựa chọn đúng xuất phát điểm cho tương lai của bản thân. Nếu đang có ý định xét tuyển vào ngành Luật thì bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác xoay quanh ngành học này nhé.