Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân Luật khi ra trường có thể làm nghề gì?
Dù học ở ngành nghề nào; bạn sẽ luôn tự đặt cho mình câu hỏi là: Liệu với ngành nghề đó ra trường có thể làm được những công việc gì? và tất nhiên; ngành Luật cũng không phải là ngoại lệ. Dù có tính đặc thù; song không phải cứ học ngành Luật ra trường là phải làm trong các tòa án hay viện kiểm sát… Nếu bạn thật sự là nhân lực tài năng thì cơ hội việc làm với ngành Luật phong phú hơn bạn tưởng rất nhiều. Cùng bài viết này tìm hiểu cử nhân Luật ra trường có thể làm nghề gì nhé!
Dưới đây sẽ là một số ngành nghề cần có bằng cử nhân Luật:
Tên nghề | Điều kiện |
Công chứng viên | Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. |
Luật sư | Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. |
Trợ giúp viên pháp lý | Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có bằng cử nhân luật; c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; d) Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; đ) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. |
Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước | Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp không được tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng; c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật. |
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh | Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên:1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;
2. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; 3. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này; 4. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra. |
Thành viên hội đồng cạnh tranh | Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng cạnh tranh:a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;
b) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; d) Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. |
Chấp hành viên | Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên. |
Tư vấn viên pháp luật | Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật; c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên. |
Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại | 1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;2. Không có tiền án;
3. Có bằng cử nhân luật; 4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; 5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; 6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật. |
Giảng viên ngành Luật |
Ngoài ra; vẫn còn rất nhiều ngành nghề cần có bằng cử nhân Luật; nhưng dù là công việc nào nếu bạn thực sự yêu quý nó, tấm huyết vì nó thì chắc chắn bạn sẽ tiến rất xa trong công việc ấy.
Pingback: Ngành Luật có thật sự nhàm chán? | Ngành Luật