Kiến thức kỹ năng
Sinh viên ngành Luật và việc học tiếng Anh
Ngày nay tiếng Anh đã trở nên quá quen thuộc đối với đời sống xã hội, kinh tế của người Việt Nam, thậm chí nó còn là một trong những tiêu chí quan trọng khi bạn thi vào cấp 3, đại học và kể cả khi đi xin việc. Do đó, việc học tiếng Anh đối với các bạn sinh viên là một trong những nỗi băn khoăn, trăn trở không nhỏ và sinh viên ngành Luật cũng vậy. Dưới đây sẽ là bài viết nói về sinh viên ngành Luật và việc học tiếng Anh, hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết cho các bạn.
Sinh viên ngành Luật có cần phải học tiếng Anh không? và Nên học lúc nào là hợp lý?
Dù bạn ngành ngành nào, khóa nào, trường nào thì việc học tiếng Anh là điều chắc chắn cần thiết. Đến thời điểm này thì việc giải thích về tầm quan trọng của tiếng Anh có lẽ là không còn cần thiết nữa, bởi dù bạn là ai, sống ở đâu, làm công việc gì thì đều có thể thấy được vai trò thiết yếu của tiếng Anh.
Đối với những bạn chuẩn bị vào đại học hay sinh viên ngành Luật năm nhất, năm hai sẽ thường có suy nghĩ “Học Luật khó xin việc” hay “Học Luật xong không biết phải là gì” nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Luật rất nhiều và các công ty đó luôn đặt tiêu chí có khả năng ngoại ngữ lên hàng đầu khi tuyển dụng nhân sự.
Vì vậy, nếu đến bây giờ bạn vẫn còn đang chần chừ sinh viên ngành Luật có nên học ngoại ngữ hay không thì lúc đó là bạn đang đồng thời chần chừ mở ra cánh cửa cơ hội của chính mình đấy.
Cơ hội đến rất nhiều, Kiến thức Luật chuyên ngành được củng cố hàng ngày bằng bài học của các thầy cô, vậy thì các em chỉ còn cách thành công một rào cản duy nhất là ngoại ngữ. Hãy lên kế hoạch học tập ngoại ngữ ngay từ năm đầu tiên. Hãy xác định việc học ngoại ngữ không chỉ để phục vụ công việc sau này mà còn để nắm bắt các cơ hội hiện hữu ngày càng nhiều ngay khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Nên học giao tiếp hay ngữ pháp trước khi mới bắt đầu
Mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh là việc sử dụng, ứng dụng được tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù các bạn có trang bị cho mình một hay nhiều chứng chỉ quốc tế đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là mình phải sử dụng được nó để hỗ trợ cho công việc, cho giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế Giao tiếp giỏi tiếng Anh, phát âm chuẩn tiếng Anh là phần vô cùng quan trọng và gần như là đích đến cuối cùng, khi các bạn đã có nền tảng tiếng Anh vững chắc.
Việc học giao tiếp tiếng Anh là cả một quá trình dài, đòi hỏi các bạn phải học và luyện tập không ngừng mới mong đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu nền tảng tiếng Anh của các bạn không tốt thì quá trình này còn kéo dài hơn nữa, vì các bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc bập bẹ tiếng Anh, nói các câu chưa đúng ngữ pháp, sử dụng từ chưa đúng ngữ cảnh.
Trước khi học Giao tiếp, các bạn nên dành một chút thời gian để củng cố lại hệ thống ngữ pháp, trang bị từ vựng thì lúc đó, việc học giao tiếp chính là sử dụng những kiến thức các bạn đã học vào thực tiễn, sẽ hiệu quả và đỡ mất thời gian hơn.
Cần chuẩn bị những gì về tiếng Anh trước khi tốt nghiệp?
Có 2 thứ mà các bạn cần phải chuẩn bị trước nhà tuyển dụng để thể hiện khả năng tiếng Anh của em, đó là:
- Một chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu của đa phần các nhà tuyển dụng (tốt nhất nên là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vì loại chứng chỉ này được công nhận rộng rãi và đánh giá cao hơn);
- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Lộ trình học tiếng Anh xuyên suốt 4 năm đại học như thế nào là hợp lý?
Nếu như em đã có nền tảng tiếng Anh thì lộ trình học tập của em nên thực hiện qua các giai đoạn sau:
- Xác định chứng chỉ tiếng Anh sẽ học và luyện thi chứng chỉ đó
- Tiếp theo: Học Tiếng Anh Giao tiếp
Nếu như em bắt đầu từ con số 0, như đa phần các bạn sinh viên Luật, thì lộ trình của em như sau:
- Xác định chứng chỉ tiếng Anh sẽ học
- Tiếp theo: Ngữ pháp – Từ vựng cơ bản cho người mới bắt đầu
- Tiếp theo: Luyện thi Chứng chỉ
- Cuối cùng: Học Tiếng Anh Giao tiếp
Từ những chia sẻ trên, có thể thấy rằng việc sinh viên ngành Luật có khả năng ngoại ngữ tốt là một lợi thế vô cùng lớn khi họ đi xin việc sau này. Hãy bỏ qua toàn bộ những lý do để ngụy biện cho sự lười nhát hay rụt rè khi nghĩ đến việc học tiếng Anh mà bắt tay vào học ngay thôi. Thành công được tạo ra từ sự cố gắng và am hiểu toàn diện chứ không chỉ từ việc rành chuyên môn.
Pingback: Sinh viên ngành Luật học tiếng Anh? – Tiếng anh ngành luật