Kiến thức kỹ năng
Các “VAI” trong ngành LUẬT.
Có phải học ngành Luật chỉ để thành Luật sư? Tuy nhiên thực tế hoàn toàn không phải vậy.
Trong ngành luật, bạn có thể lựa chọn hướng đi để trở thành: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về các vị trí công việc tương lai sau khi tốt nghiệp ngành LUẬT nhé!
Thẩm phán là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án và ra quyết định cuối cùng nhằm mang lại sự công bằng cho các bên ( bị cáo và người khởi kiện)
Kiểm sát viên có nhiệm vụ buộc tội tại phiên toà. Đứng trong hàng ngũ này, họ được quyền ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.
Luật sư là người hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý, đưa ra những lời khuyên pháp luật cho thân chủ, nghiên cứu và thu thấp bằng chứng để phục vụ cho việc tranh chấp. Ngoài ra Luật sư cũng là người tư vấn, soạn thảo hợp đồng, tư vấn trong các giao dịch mua bán của khách hàng. Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả.
Công chứng viên là người làm việc tại các Phòng công chứng, có quyền xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng…
Ngoài các ngành như đã nêu, học ngành Luật sau khi ra trường cũng có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như:
- Chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp
- Hoặc là giáo viên dạy luật.. tại các trường học, viện nghiên cứu…
Luật là một ngành học ngoài sự chăm chỉ còn cần sự công tâm và lòng dũng cảm. Nếu bạn học với niềm đam mê và lý tưởng thì những vấn đề đó sẽ dần trở nên thú vị khi áp dụng vai trò công việc vào thực thực tế cuộc sống.