Kiến thức kỹ năng
Cẩm nang xin việc cho các cử nhân ngành Luật
Ngành Luật là một trong số ít những ngành khoa học xã hội có nguồn thu nhập cao và cơ hội việc làm dồi dào. Các bạn cử nhân ngành Luật có phải chỉ ra làm luật sư hay ngành Luật sau này làm gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp với bài viết này!
Cẩm nang xin việc cho các cử nhân ngành Luật
Cơ hội việc làm ngành Luật
-
Luật sư
Mô tả công việc
Nghiên cứu, phân tích vấn đề luật pháp, soạn thảo và nộp lại văn bản pháp luật.
Làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo và định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hành xử và hoạt động theo đúng pháp luật.
Tư vấn và đại diện pháp luật cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
Tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật.
Kinh nghiệm cần có
Tại Việt Nam, sau 4 năm học tại trường luật, sinh viên mới được nhận bằng cử nhân Luật học. Để trở thành luật sư, ứng viên cần bỏ ra 2 năm để học tập tại “Học viện Tư pháp” và tập sự tại công ty hoặc văn phòng luật sư. Sau khi hoàn tất kỳ kiểm tra hết tập sự, ứng viên mới được cấp thẻ và chính thức hành nghề “Luật sư”.
-
Công chứng viên
Mô tả công việc
Tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng.
Công chứng và chịu trách nhiệm về Hợp đồng giao dịch, hồ sơ theo quy định Pháp Luật.
Soạn thảo và tư vấn các vấn đề về pháp lý.
Hỗ trợ việc soạn thảo, thẩm định tính pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận, hỗ trợ luật sư trong các hồ sơ tranh chấp.
Kinh nghiệm cần có
Có bằng cử nhân ngành Luật.
Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân ngành Luật.
-
Kiểm sát viên/công tố viên
Mô tả công việc
Kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Kinh nghiệm cần có
Trình độ cử nhân ngành Luật trở lên.
-
Giảng viên ngành Luật
Mô tả công việc
Giảng dạy các bộ môn Pháp Luật tùy theo từng ngành như Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Kinh tế,…
Đánh giá rèn luyện sinh viên; thực hiện các công tác học vụ.
Kinh nghiệm cần có
Có bằng Thạc sĩ trở lên ngành Luật và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Rèn luyện kiến thức, kĩ năng để xin việc ngành Luật ở đâu?
Hiện nay, ngành Luật được coi là một ngành HOT của xã hội. Vì thế không quá khó để chúng ta tìm được trường đào tạo ngành Luật. Bên cạnh đó, theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, nhu cầu nguồn nhân lực ngành Luật cần bổ sung cho đất nước là rất lớn. Mở rộng đào tạo ngành Luật của Đại học Duy Tân sẽ góp phần giải quyết được vấn đề thiếu hụt về nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp lý khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đồng thời đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng của toàn thể người học, nhất là những sinh viên có đam mê với ngành Luật.