Những câu hỏi thường gặp về tuyển sinh đại học ngành Luật 2019

Bất cứ bạn trẻ nào đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn những ngã rẽ phù hợp cho công việc trong tương lai cũng đều có nhiều đắn đo, nhiều điều cần tìm hiểu. Trước khi điền vào mẫu đơn đăng ký xét tuyển ngành Luật, hãy cùng xem những câu hỏi thường gặp dưới đây có thể như là một chia sẻ nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học mà mình yêu thích.

Những câu hỏi thường gặp về tuyển sinh đại học ngành Luật 2019

Ngành Luật có những chuyên ngành nào? Chương trình đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì cho người học?

Theo học ngành Luật không có nghĩa khi ra trường bạn chỉ có thể làm luật sư, thẩm phán tại văn phòng luật sư, tòa án, của viện kiểm sát mà cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn nhiều với nhiều vị trí công việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tùy theo chuyên ngành mà bạn lựa chọn theo học. Ngành Luật có nhiều chuyên ngành cho bạn lựa chọn phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân như: Luật thương mại, Luật học, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật quốc tế,… Tùy theo mỗi chuyên ngành mà nội dung của chương trình đào tạo sẽ tập trung vào những kiến thức chuyên môn riêng.

Năm 2019, Đại học Duy Tân tiếp tục tuyển sinh ngành Luật với chuyên ngành: Luật học và Luật Kinh tế. Theo học chuyên ngành Luật học và Luật Kinh tế tại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực và kiến thức chuyên sâu về luật pháp, kinh tế, đồng thời được lĩnh hội đầy đủ các kỹ năng, kết hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, thuật ngữ pháp lý chuyên ngành nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp cũng như trong công việc khi ra trường.

Cơ hội việc làm ngành Luật?

Hiện nay, trước  xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ, cùng với sự “nở rộ” các tổ chức, doanh nghiệp lớn và nhỏ tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên theo học ngành Luật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên các chuyên ngành Luật có khả năng đảm nhiệm những vị trí như: luật sư, thẩm phán, thẩm tra viên, chấp hành viên, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý, công chứng viên, Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các tổ chức dịch vụ pháp luật, giảng viên ngành Luật,… và những công việc liên quan đến pháp lý tại các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… hoặc có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư,…

Hi vọng rằng với những câu trả lời như trên, các bạn sẽ tự tin đăng kí vào ngành Luật của trường ĐH Duy Tân để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

>> Xem thêm: Những điều nên biết về ngành luật