Những điều nên biết khi theo học ngành Luật

Giữa trăm ngàn lối rẽ để lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về ngành học, chất lượng đào tạo của trường mà mình chọn theo học. Chẳng hạn như với ngành Luật bạn có thể tìm hiểu những thông tin như: ngành Luật lấy bao nhiêu điểm? ngành Luật gồm những trường nào? hay ngành Luật nên học khối nào?… Từ đó sẽ có được sự lựa chọn chính xác nhất.

Công việc ngành Luật
Cử nhân Luật mới ra trường cần biết những điều này

Ngành Luật nên học khối nào?

Trước khi quyết định chọn thi vào bất cứ ngành học nào việc biết được ngành học đó xét tuyển những môn nào là điều rất quan trọng. Tìm hiểu về việc ngành Luật nên học khối nào? hay ngành Luật xét khối nào? giúp ta có được kết quả sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

Đó là những tổ hợp môn mà ngành Luật các trường đại học thường xuyên xét tuyển nhất. Các bạn có thể dùng chúng để tham khảo.

Kiến thức và kỹ năng cần có khi theo học ngành Luật

Các sinh viên lựa chọn theo học ngành Luật không chỉ cần có tư duy logic, khả năng tổng hợp mà còn phải có sự linh hoạt khi tập hợp một khối lượng lớn thông tin liên quan và chọn lọc những thông tin cần thiết nhất.

Bên cạnh đó, khi theo học ngành Luật, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thuật ngữ pháp lý chuyên ngành nhằm hỗ trợ mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp cũng như trong công việc khi ra trường.

Sinh viên Khoa Luật – Đại học Duy Tân trong một phiên tòa giả định

Chương trình đào tạo thực hành sẽ giúp người học rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp thực tế thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, những giờ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại các công ty, tham dự các phiên tòa đến việc thực hiện các chủ đề sinh hoạt định kỳ gắn với yếu tố thời sự của Đoàn thanh niên, các câu lạc bộ.

Hãy chú ý lên kế hoạch các công việc cần làm theo ngày, tuần, tháng và những kế hoạch dài hạn để cố gắng hoàn thành công việc đúng thời gian. Đồng thời, chú ý những giờ học thực hành, thực tế giúp bạn có những ký năng “mềm” cần thiết cho công việc trong tương lai.

Những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

Trước bối cảnh hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với một số ngành học “hot” khác, ngành Luật đang là điểm đến đầy hứa hẹn với nhiều cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn.

Theo thông tin của Bộ Tư pháp, từ nay đến hết năm 2020, chỉ riêng các chức danh tư pháp tại việt Nam cần tới 20.000 nhân sự. Luật sư cần thêm 13.000 nhân sự, thẩm phán cần thêm 2.300 nhân sự và hàng nghìn vị trí khác như: nhân sự công chứng viên, chấp hành viên…

Tại Đại học Duy Tân, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật học có khả năng đảm nhiệm những vị trí như: luật sư, thẩm phán, thẩm tra viên, chấp hành viên, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý, công chứng viên, giảng viên ngành Luật,… và những công việc liên quan đến pháp lý tại các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… hoặc có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư,…

Theo thống kê trong mùa tuyển sinh 2020, ước tính có hơn 150 trường xét tuyển học bạ trên cả nước

Nguồn nhân sự đối với ngành Luật nói chung đang rất lớn. Không chỉ giới hạn trong công việc liên quan đến nhà nước, tòa án hay sở tư pháp, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật. Ngoài ra, ngành nghề này còn được mở rộng với các trung tâm trọng tài thương mại nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp trong hoạt động kinh doanh. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo học các ngành liên quan đến Luật.