Kiến thức kỹ năng
Định mức bồi thường trong những vụ án oan sai
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang ngày càng xảy ra nhiều vụ án oan sai khiến nhiều người phải ngồi tù oan trong nhiều năm. Những vụ án oan sai lớn gây chấn động dư luận có thể kể đến: Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan 10 năm; vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén; vụ án oan Hàn Đức Long…
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang ngày càng xảy ra nhiều vụ án oan sai.
Cách xác định lỗi gây oan sai thuộc về công an hay tòa án?
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 35/2009/QH12 quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự như sau:
“1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự là cơ quan được quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này. Trường hợp cơ quan này đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc có sự uỷ thác thực hiện công vụ thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 14 của Luật này.
2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại đã phát sinh trong các giai đoạn tố tụng trước đó”.
Theo Điều 30 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT, cơ quan điều tra có trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp sau:
“a) Đã ra quyết định tạm giữ người, nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
b) Đã ra quyết định khởi tố bị can, nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Đã ra quyết định tạm giữ người, nhưng sau đó tự hủy bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”.
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp quy định tại Điều 31 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước như sau:
1. Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội…
Tòa án các cấp chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp quy định tại Điều 32 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước theo nguyên tắc tòa án cấp dưới chịu bồi thường khi tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm, xét xử theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội hoặc không cấu thành tội phạm.”
Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai
Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai
Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh và các khoản lãi cùng chi phí khác được quy định cụ thể trong Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017.
Theo đó, nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại nói chung và trong các vụ án oan sai nói riêng là dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng.
Thông thường, đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được xác định bao gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
– Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
– Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
– Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
– Thiệt hại về tinh thần
– Các chi phí khác được bồi thường
Theo đó, nội dung thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:
– Các loại thiệt hại được bồi thường;
– Số tiền bồi thường;
– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
– Phương thức chi trả tiền bồi thường;
– Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Trên đây là quy định về mức bồi thường thiệt hại trong các vụ án oan, đây là những kiến thức cơ bản mà mọi người nói chung và các sinh viên ngành Luật nói riêng cần phải quan tâm.