Kiến thức kỹ năng
Thế nào là quyền sở hữu riêng đối với tài sản
Đối với mỗi cá nhân khi làm ra tài sản cho riêng mình họ đều có mong muốn có thể bảo toàn được nó; theo đó pháp luật dân sự đã đề ra quyền sở hữu riêng để mỗi cá nhân có thể sở hữu hợp pháp tài sản của mình. Bên cạnh những quyền mà chủ sở hữu được hưởng; họ còn phải đồng thời thực hiện một số nghĩa vụ với những tài sản riêng đó.
Tài sản thuộc sở hữu riêng là gì?
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân; nghĩa là tài sản thuộc sở hữu riêng sẽ do một cá nhân hay pháp nhân nắm giữ, sử dụng, định đoạt… và tài sản hợp pháp của sở hữu riêng không bị giới hạn về số lượng và giá trị; tài sản đó có thể là nhà ở, thu nhập hợp pháp,…
Các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản sở hữu riêng
Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh; và sử dụng vào các mục đích khác hợp pháp thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.
– Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu sẽ có quyền cầm giữ; quản lý tài sản của mình; khi phát hiện có hành vi xâm phạm hoặc gây thiệt hại đối với tài sản đó có quyền yêu cầu người đang xâm phạm trả lại tài sản hoặc bồi thường theo pháp luật.
– Quyền sử dụng: Chủ sở hữu có quyền được khai thác công dụng của tài sản; hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản của mình; sử dụng tài sản vào các mục đích như tiêu dùng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày; đầu tư sản xuất, kinh doanh, và các mục đích khác không trái với quy định của pháp luật.
– Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng, tiêu hủy tài sản riêng của mình.
Khi chủ sở hữu thực hiện các quyền này không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền; lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác cũng như lợi ích công cộng; lợi ích của dân tộc và Quốc gia…
Tại Điều 205; 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cơ bản về các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản riêng; góp phần duy trì ổn định xã hội.