Kiến thức kỹ năng
Những quyền và nghĩa vụ mà các bộ viên chức nên biết
Các quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và những đảm bảo pháp lý cho hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức.
Những nghĩa vụ, quyền chung của mọi cán bộ, công chức, viên chức
Về cơ bản, những quy định của Luật Cán bộ, công chức tại Chương II “Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức” tương ứng với các quy định của PLuật Cán bộ, công chức. Vì vậy, ở đây chỉ nói đến các quy định tại Chương II của Luật Cán bộ, công chức.
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tại Mục 1 (các điều 8, 9, 10). Điều 8 “Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân” và Điều 10 “Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu” là các quy định có tính chất chính trị chung, đương nhiên. Riêng trong Điều 9 “Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ”, bên cạnh những nghĩa vụ đương nhiên, chỉ có khoản 5 là đáng chú ý:
“Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”
Điều 15 “ Đạo đức của cán bộ, công chức”: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”. Đây là ghi lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, là luật thì cần giả mã cụ thể mới áp dụng được.
Điều 16 “Văn hóa giao tiếp ở công sở” và Điều 17 “Văn hóa giao tiếp với nhân dân” quy định về hai vấn đề nổi cộm trong dư luận xã hội.
- Quyền của cán bộ, công chức được quy định tại Mục 2 (các điều 11-14) Luật Cán bộ, công chức, bao gồm:
Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ (Điều 11), trong đó có các quyền sau là đáng chú ý: (1) “Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ” – quy định như vậy là tốt vì đã thừa nhận “quyền” là phương tiện thực hiện “nhiệm vụ”, không như quy định phổ biến trong Hiến pháp và các văn bản về tổ chức là không phân biệt giữa “nhiệm vụ” với “quyền hạn”; (2) “Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ”; (3) “Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ”.
Bên cạnh đó, còn có quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương (Điều 12), bao gồm cả quyền trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng “được hưởng nguyên lương và phụ cấp”; thời gian đó “được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương…” (khoản 2 Điều 49); quyền về nghỉ ngơi (Điều 13); và các quyền khác, như:
“Được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật…” (Điều 14).
Nghĩa vị, quyền riêng của các loại cán bộ, công chức, viên chức cụ thể
Tùy thuộc vào từng công việc và vị trí của họ trong hệ thống chức danh mà sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng. Có những chức danh mang nhiều nét đặc thù riêng.
Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
Luật Cán bộ, công chức có Mục 4 chỉ gồm 3 điều (18-20) quy định về vấn đề này, khác với PLuật Cán bộ, công chức dành hẳn cả Chương III gồm 7 điều (14-20):
Điều 18 liên quan đến đạo đức công vụ và Điều 19 liên quan đến bí mật nhà nước. Có nội dung đáng chú ý là “Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài” (khoản 2 Điều 19).
Nội dung này được quy định tại Điều 18 PLuật Cán bộ, công chức.
“Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”.
Những bảo đảm chung cho hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức
Với những bảo đảm chung cho hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, Luật Cán bộ, công chức có nội dung tốt, mới là Chương VII “Các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ” gồm 4 điều (70-73) về “Công sở”, “Nhà ở công vụ”, “Trang thiết bị làm việc trong công sở” và “Phương tiện đi lại để thi hành công vụ”.
Để bảo đảm pháp lý cho hoạt động này trước hết là các quyền của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, quyền được hưởng các chế độ đãi ngộ, chính sách về tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, ghi công …, trong đó đáng chú ý có quyền “được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ” (khoản 5 Điều 11 Luật Cán bộ, công chức). Những bảo đảm pháp lý này trước hết được quy định trong pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.