Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Luật có thật sự nhàm chán như mọi người nghĩ?
Ngày nay; phải có pháp luật thì mọi thứ mới có thể vận hành một cách chính xác, nghiêm ngặt, duy trì và phát triển xã hội. Ngoài ra, các quốc gia trên thế giới; ngành Luật được đề cao và được xem là một ngành học danh giá mà bất kì sinh viên nào mơ ước. Tuy nhiên; trên thực tế số lượng đào tạo cử nhân Luật chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vậy có nên học ngành Luật không? và ngành Luật có thật sự nhàm chán như mọi người nghĩ?
Thực trạng ngành Luật
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, tính đến nay năm 2023; Việt Nam có hơn 17.317 luật sư, 4.957 thẩm phán; với 567.521 vụ việc, đã giải quyết 504.618 vụ việc (đặt tỷ lệ 88,9%, cao hơn năm trước 7,7%)… Chưa kể những nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.
Trên thực tế, mỗi năm nước ta đào tạo ra khoảng 4.000 đến 5.000 cử nhân ngành luật; là số liệu đào tạo ngành Luật nói chung vẫn còn những thiếu hụt về nguồn nhân lực. Chưa kể; các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu ứng tuyển phải có khả năng Tiếng Anh tốt và kiến thức chuyên ngành cao. Do đó; sinh viên theo học ngành Luật có cơ hội làm việc rất cao; quan trọng là các bạn cần phải biết chọn đúng môi trường để phát triển ước mơ của mình.
Sự bùng nổ về cơ hội nghề nghiệp
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành Luật và cơ hội làm ngành Luật rất lớn; các bạn sinh viên không còn quá lo lắng cho tương lai sau khi tốt nghiệp. Các công ty; doanh nghiệp lớn; cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp đều cần những người có hiểu biết về pháp luật. Mức thu nhập của các công việc trong ngành Luật tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng làm việc của bạn sẽ nhận được mức lương hấp dẫn.
Cố vấn pháp lý: Làm việc trong tổ chức thuộc các ngành nghề đa lĩnh lực như tài sản, tài chính, chăm sóc sức khoẻ, chính phủ và bảo hiểm. Nhiệm vụ chính của cố vấn pháp lý là cung cấp lời khuyên, xem xét tài liệu pháp lý, chuẩn bị các vụ kiện tụng và đại diện công ty đứng trước toà và quản lý việc đàm phán hợp đồng.
Thẩm phán: Thẩm phán có vai trò trong việc công bằng về các vụ việc toà án bằng các vụ việc tại toà án bằng cách giải thích và áp dụng luật. Bạn cần phải có kinh nghiệm pháp lý; đào tạo và có kiến thức nâng cao về luật pháp của quốc gia, Hiến pháp,…
Người quản lý hợp đồng: Ngoài tấm bằng đại học cử nhân ngành Luật; bạn cần có kỹ năng viết hợp đồng để hành nghề. Người quản lý hợp đồng là người đảm bảo nhóm hoàn thành công việc đúng thời hạn và ngân sách. Nhiệm vụ của người quản lý hợp đồng là soạn thảo, kiểm tra; xem xét và đàm phán hợp đồng; giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng; quản lý tài liệu quan trọng và cung cấp thông tin cho đối tác.
Giảng viên ngành luật: Đây là ngành nghề bạn có hể chuẩn bị và giảng dạy các môn pháp lý tại trường đại học. Công việc giảng bao gồm quản lý các bài giảng; các bài kiểm tra; chấm điểm bài tiểu luận; xem xét chương trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập. Bạn cũng dành nhiều thời gian tham gia các bài nghiên cứu và những công trình trên tạp chí luật.
Luật sư: Luật sư là công việc mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nhắc đến ngành luật. Đây không chỉ là công việc tiêu biểu mà còn là công việc thể hiện rõ được tính chất đặc thù của ngành luật. Công việc cơ bản của một luật sư là nghiên cứu, phân tích, soạn thảo văn bản theo pháp lý được phân công. Tư vấn pháp lý; đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng. Cung cấp hồ sơ kiện tụng cho Toà án, Nhà nước hoặc tổ chức. Tóm lại, luật sư là người áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ. Đồng thời, hỗ trợ và đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng hoặc công ty đó.
Những điều đặc biệt chỉ có tại ngành Luật Đại học Duy Tân
Để đảm bảo cho sinh viên tích hợp đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc pháp lý mang tính “cân não” tại các doanh nghiệp, Khoa Luật của ĐH Duy Tân đã xây dựng một đội ngũ cán bộ giảng viên cho ngành Luật bao gồm: 1 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ và 5 Thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường có uy tín bên cạnh việc hợp tác với các trường đại học hàng đầu Việt Nam về ngành Luật như ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh (HCM), ĐH Kinh tế – Luật Tp. HCM… để mời các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm thỉnh giảng cho sinh viên.
Sinh viên học ngành Luật tại ĐH Duy Tân được nhà trường được phân riêng các Phòng Tư liệu, Phòng Thực hành Đa phương tiện, Phòng Thực hành Pháp lý cùng với sự hỗ trợ liên tục của cán bộ từ các Trung tâm nghiên cứu Kinh tế – xã hội, Trung tâm tư vẫn hỗ trợ pháp lý,… tạo điều kiện tối đa cho hiệu quả học tập.
Phương pháp học tập và đào tạo chính thống cho sinh viên là Mô hình PBL (Problem – Based Learning/Project-Based Learning – Học theo Vấn đề/Học theo Dự án) – một hướng đào tạo tiên tiến được áp dụng ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới vào các ngành Luật học và Khoa học Xã hội.
Duy Tân cũng là đại diện chính và đầu tiên của Hiệp hội PBL Quốc tế của UNESCO tại Việt Nam. Không dừng lại ở đó; nhà trường đã xây dựng một chương trình đào tạo chuyên sâu với nhiều đợt hội thảo, nhiều buổi học mô phỏng “Phiên tòa giả định”, nhiều chuyến giao lưu thăm viếng các tổ chức dịch vụ pháp luật,… để sinh viên nắm bắt được các công việc thực thụ của một Luật sư; làm quen và tạo phản xạ để xử lý tình huống trong các phiên tòa khác nhau giúp sinh viên hiểu rõ ngành Luật ngay từ khi còn ở giảng đường đại học.