10 việc làm ngành Luật “hái ra tiền”

Tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ… đều cần đến sự can thiệp nhất định về pháp luật. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Luật với mức lương hấp dẫn là đầy triển vọng. Dù vậy, nhiều bạn trẻ vẫn hoang mang học luật ra làm gì? Thu nhập ngành Luật bao nhiêu? Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 10 việc làm ngành Luật “hái ra tiền”. Cùng theo dõi nhé!

việc làm ngành Luật lương cao
Thu nhập ngành Luật bao nhiêu? Gợi ý 10 việc làm ngành Luật “hái ra tiền”

Công chứng viên – việc làm ngành Luật top đầu

Công chứng viên là làm gì?

Khi nhắc đến việc làm ngành Luật chắc chắn ta không thể bỏ qua “Công chứng viên”. Công chứng viên có trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng; chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng hay các loại hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Họ còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý.

Chính vì lẽ đó; công chứng viên luôn được đánh giá là việc làm ngành Luật top đầu trong sự lựa chọn của các bạn sinh viên.

Mức lương công chứng viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 – 10,000.000 VND/tháng.

Vì được nhà nước ủy quyền đứng ra cung cấp dịch vụ công chứng nên lương công chứng viên phần lớn được tính dựa trên mức lương nhà nước theo bậc, ngạch. Còn trong thực tế, mức thu nhập của công chứng viên là không có giới hạn. Đặc biệt nếu làm ở văn phòng công chứng tư nhân, mức lương linh hoạt hơn nhiều.

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là làm gì?

Để mô tả việc làm ngành Luật của chuyên viên pháp lý trong công ty văn phòng luật sẽ là đảm nhiệm việc giải quyết, tư vấn các vấn đề liên quan đến luật pháp cho doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý.

Chuyên viên pháp lý còn có trách nhiệm cập nhật các thay đổi trong quy định do cơ quan thẩm quyền ban hành.

Lương chuyên viên pháp lý

Mức lương tham khảo: 10,000.000 -15,000.000 VND/tháng.

Mức lương chuyên viên pháp lý được đánh giá khá hấp dẫn. Với người dày dặn kinh nghiệm, năng lực tốt, mức lương có thể lên tới 20,000.000 – 25,000.000 VND/tháng.

Kiểm sát viên/Công tố viên Luật sư

Công việc của Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên (hay còn gọi Công tố viên) là người thuộc cơ quan tố tụng. Công việc chính là điều tra, truy tố, buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử.

Liên quan đến các vụ án, kiểm sát viên còn tham gia điều tra, triệu tập hỏi cung bị can, người bị hại, người làm chứng và những người liên quan. Nếu kết quả điều tra không hợp lý, họ có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.

Mức lương kiểm sát viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 -10,000.000 VND/tháng.

Bên cạnh mức lương chính, kiểm sát viên còn được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 25%.

việc làm ngành Luật mà sinh viên quan tâm
Công chứng viên và một số việc làm ngành Luật top đầu mà sinh viên quan tâm

Việc làm ngành Luật nên thử – Thư ký tòa án 

Thư ký tòa án là làm gì?

Thư ký tòa án là người làm thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án.

Ngoài ra, thư ký tòa án còn phụ trách kiểm tra danh sách, phổ biến nội quy của phiên tòa tới những người triệu tập. Nắm rõ lượng người tham gia, lý do vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử. Có thể đây là một trong những việc làm ngành Luật khá lạ lẫm với các bạn sinh viên; nhưng đây thực sự là công việc nên thử.

Mức lương thư ký tòa án

Mức lương tham khảo: 8,000.000 -10,000.000 VND/tháng.

Bên cạnh mức lương chính, thư ký tòa án còn được nhận các khoản phụ cấp khác của nhà nước.

Giảng viên ngành luật

Công việc của Giảng viên ngành luật?

Khi trở thành giảng viên ngành luật; bạn sẽ là người giảng dạy các bộ môn pháp luật tùy theo từng ngành luật. Việc làm ngành Luật này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nền tảng kiến thức pháp luật tốt, có sự đầu tư nghiên cứu pháp luật, lý luận chuyên sâu để thực hiện công tác học vụ và đánh giá, rèn luyện sinh viên.

Mức lương giảng viên ngành Luật

Mức lương tham khảo: 7,000.000 -10,000.000 VND/tháng

Lương giảng viên ngành luật khởi điểm có thể không quá cao. Tuy nhiên tùy vào thâm niên, trình độ, kinh nghiệm, môi trường làm việc mà sẽ có sự thay đổi.

Thẩm phán – việc làm ngành Luật cực thu hút

Thẩm phán là làm gì?

Đây là chức danh mơ ước của rất nhiều sinh viên ngành Luật sau khi ra trường. Thẩm phán là người chủ trì việc xét xử và điều trần các vụ án. Là việc làm ngành Luật khiến nhiều bạn sinh viên phải cố gắng hết sức mình để có thể một lần được thử sức.

Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ. Vai trò của thẩm phán còn đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Mức lương thẩm phán

Mức lương tham khảo: 3,500.000 – 12,000.000 VND/tháng.

Cụ thể:

  • Lương thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: 9,200.000 – 12,000.000 VND/tháng.
  • Thu nhập thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh: 6,500.000- 10,000.000 VND/tháng.
  • Mức lương thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện: 3,500.000 – 7,500.000 VND/tháng.

Tuy là việc làm ngành Luật nhận được nhiều sự quan tâm nhất; tuy nhiên, không phải cứ làm công việc này thì sẽ nhận được mức thu nhập như nhau.

Pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp là làm gì?

Là vị trí phổ biến tại các doanh nghiệp lớn hiện nay. Đây là người giữ vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp.  Vị trí này còn thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp, tránh các sai phạm có thể xảy ra.

Mức lương pháp chế doanh nghiệp

Mức lương tham khảo:  7,000.000 – 13,000.000 VND/tháng.

Thu nhập của pháp chế doanh nghiệp được đánh giá khá ổn định. Tùy thuộc vào công việc và quy mô doanh nghiệp, thu nhập có thể lên tới 20,000.000 – 30,000.000 VND/tháng.

Điều tra viên

Điều tra viên là làm gì?

Đây cũng là vị trí việc làm ngành luật khá hấp dẫn. Nhìn chung, điều tra viên sẽ thực hiện các công việc điều tra nhằm thu thập chứng cứ, làm rõ tình tiết vụ án. Tiến hành tố tụng, thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra.

Mức lương điều tra viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 VND/tháng.

Ngoài mức lương chính, tùy thuộc vào lĩnh vực điều tra mà điều tra viên còn được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 20%.

Hòa giải viên

Hòa giải viên là làm gì?

Người làm hòa giải viên được xem như “bên thứ ba”. Công việc chính bao gồm thiết lập và duy trì các mối quan hệ dân sự giữa các bên xung đột, giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không hiệu quả, hòa giải viên sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khác.

Mức lương Hòa giải viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 – 10,000.000 VND/tháng.

Hòa giải viên chủ yếu được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải.

  • Với các vụ hòa giải thành, đối thoại thành: Thù lao từ 1,000.0000 – 1.500.000 VND/vụ việc.
  • Với các vụ việc người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu: Thù lao từ 500.000 đồng – 1,000.000 VND/vụ việc.
  • Với các vụ việc chấm dứt hòa giải: Thù lao từ >500.000 VND/vụ việc.
Bạn biết gì về việc làm ngành Luật?
Luật sư – việc làm ngành Luật tưởng dễ mà không dễ

Luật sư – việc làm ngành Luật dễ mà khó

Công việc của Luật sư là làm gì?

Công việc luật sư chính là việc làm quen thuộc nhất, không thể bỏ qua trong danh sách việc làm ngành Luật. Việc làm luật sư thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành Pháp luật/Pháp lý.

Công việc chính của luật sư sẽ tư vấn và đại diện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước tòa án trong quá trình tố tụng. Thực hiện làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo, định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hoạt động và hành xử theo đúng quy định của pháp luật.

Mức lương luật sư

Mức lương tham khảo: 6,000.000 – 20,000.000 VNĐ/tháng

Lương luật sư ở Việt Nam được xác định dựa trên các yếu tố tính chất, vị trí công việc cũng như khả năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

Mong rằng; với bài viết trên các bạn sẽ có thêm cái nhìn tổng quan nhất về việc làm ngành Luật; cũng như giải quyết được thắc mắc về việc “học ngành Luật ra trường làm gì?”… Chúc các bạn thành công.

Bình luận ở “10 việc làm ngành Luật “hái ra tiền”

  1. Pingback: Những môn học bắt buộc trong ngành Luật | Ngành Luật

  2. Pingback: Việc làm của sinh viên ngành Luật như thế nào? | Ngành Luật

Đã đóng bình luận