Cơ hội nghề nghiệp
Thực trạng “khát” nhân lực ngành Luật kinh tế của Việt Nam
Vì sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung đã có nhiều sự chuyển biến phức tạp. Nhiều người đang lo lại rằng, sau khi đại dịch đi qua sẽ để lại một sự khủng hoảng kinh tế khủng lồ, hơn cả đợt khủng hoảng kinh tế gần đây nhất vào năm 2008, do đó nhu cầu nhân lực ngành Luật kinh tế đang cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy vậy, trên thực tế, tình hình đào tạo Luật kinh tế ở nước ta chưa đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Thiếu hụt trầm trọng nhân lực ngành Luật kinh tế
Theo Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp tục chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế giữ vai trò trọng tâm.
Không chỉ có vậy, việc nắm rõ bộ khung pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh lành mạnh. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư chuyên ngành về Luật kinh tế để tư vấn đường lối chính sách cho doanh nghiệp. Hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ hơn.
Như vậy, sinh viên học ngành Luật kinh tế, ngoài cơ hội làm việc trong các cơ quan pháp luật của nhà nước, học còn có cơ hội trở thành chuyên gia pháp lý cho các công ty, tập đoàn trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, trong năm 2020, đất nước cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại… Chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Nhưng trên thực tế, hiện nay mỗi năm, nước ta chỉ đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân luật.
Đó là chưa nói đến, việc đào tạo ngành Luật nói chung cũng như Luật kinh tế nói riêng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Đa phần các chuyên viên pháp lý và luật sư khi đụng phải vấn đề liên quan đến các hợp đồng hợp tác quốc tế lại khá lúng túng do rào cản ngôn ngữ.
Ưu thế khi học Luật kinh tế tại Đại học Duy Tân
Với tiêu chí, đặc chất lượng dạy và học lên hàng đầu, trường Đại học Duy Tân luôn chú trọng đến việc đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đẻ sinh viên ngành Luật kinh tế nói riêng cũng như sinh viên trong toàn trường nói chung có được điều kiện học tập và rèn luyện tốt nhất, đảm bảo chất lượng nhân lực sau khi ra trường.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế Đại học Duy Tân có thể nắm vững kiến thức nền tảng về Kinh tế và kiến thức cơ bản về Luật để có thể vận dụng trong các hoạt động kinh tế. Sinh viên cũng sẽ được phát triển các kỹ năng “mềm” như kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trước sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững của đất nước.