Cơ hội nghề nghiệp
Tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm của sinh viên ngành Luật?
Đời sống con người và pháp luật luôn luôn đi song hành với nhau; do đó, ngành Luật được đề cao và được xem là một ngành học danh giá mà bất kì sinh viên nào mơ ước. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng đào tạo cử nhân ngành Luật chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay. Cùng bài viết này tìm hiểu xem tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm của sinh viên ngành Luật hiện nay thế nào nhé!
Thực trạng việc làm của sinh viên ngành Luật
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 17.317 luật sư, 4.957 thẩm phán, với 567.521 vụ việc, đã giải quyết 504.618 vụ việc (đặt tỷ lệ 88,9%, cao hơn năm trước 7,7%)… Chưa kể những nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.
Trên thực tế, mỗi năm nước ta đào tạo ra khoảng 4.000 đến 5.000 cử nhân ngành Luật, là số liệu đào tạo ngành Luật nói chung vẫn còn những thiếu hụt về nguồn nhân lực. Chưa kể, các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu ứng tuyển phải có khả năng Tiếng Anh tốt và kiến thức chuyên ngành cao. Do đó; sinh viên ngành Luật có cơ hội làm việc rất cao, quan trọng là các bạn cần phải biết chọn đúng môi trường để phát triển ước mơ của mình.
Sự bùng nổ về cơ hội việc làm ngành Luật
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành Luật và cơ hội làm ngành Luật rất lớn, các bạn sinh viên ngành Luật không còn quá lo lắng cho tương lai sau khi tốt nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp lớn, cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp đều cần những người có hiểu biết về pháp luật. Mức thu nhập của công việc trong ngành Luật tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng làm việc của bạn sẽ nhận được mức lương hấp dẫn.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên ngành Luật có thể đảm nhiệm một số công việc sau đây:
Cố vấn pháp lý: Làm việc trong tổ chức thuộc các ngành nghề đa lĩnh lực như tài sản, tài chính, chăm sóc sức khoẻ, chính phủ và bảo hiểm. Nhiệm vụ chính của cố vấn pháp lý là cung cấp lời khuyên, xem xét tài liệu pháp lý, chuẩn bị các vụ kiện tụng và đại diện công ty đứng trước toà và quản lý việc đàm phán hợp đồng.
Thẩm phán: Thẩm phán có vai trò trong việc công bằng về các vụ việc toà án bằng các vụ việc tại toà án bằng cách giải thích và áp dụng luật. Bạn cần phải có kinh nghiệm pháp lý, đào tạo và có kiến thức nâng cao về luật pháp của quốc gia, Hiến pháp,…
Người quản lý hợp đồng: Ngoài tấm bằng đại học cử nhân ngành Luật, bạn cần có kỹ năng viết hợp đồng để hành nghề. Người quản lý hợp đồng là người đảm bảo nhóm hoàn thành công việc đúng thời hạn và ngân sách. Nhiệm vụ của người quản lý hợp đồng là soạn thảo, kiểm tra, xem xét và đàm phán hợp đồng, giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng, quản lý tài liệu quan trọng và cung cấp thông tin cho đối tác.
Giảng viên ngành luật: Đây là ngành nghề bạn có hể chuẩn bị và giảng dạy các môn pháp lý tại trường đại học. Công việc giảng bao gồm quản lý các bài giảng, các bài kiểm tra, chấm điểm bài tiểu luận, xem xét chương trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập. Bạn cũng dành nhiều thời gian tham gia các bài nghiên cứu và những công trình trên tạp chí luật.
Luật sư: Luật sư là công việc mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nhắc đến ngành Luật. Đây không chỉ là công việc tiêu biểu mà còn là công việc thể hiện rõ được tính chất đặc thù của ngành luật. Công việc cơ bản của một luật sư là nghiên cứu, phân tích, soạn thảo văn bản theo pháp lý được phân công.
Tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng. Cung cấp hồ sơ kiện tụng cho Toà án, Nhà nước hoặc tổ chức. Tóm lại, luật sư là người áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ. Đồng thời, hỗ trợ và đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng hoặc công ty đó.
Từ những thông tin cụ thể đã được chia sẻ ở bài viết trên; chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm của sinh viên ngành Luật là không hề nhỏ. Thế nhưng; các bạn vẫn khó kiếm việc làm có lẽ là do các bạn chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Chính vì lẽ đó; việc luôn luôn học tập và phát triển các kỹ năng cá nhân là rất quan trọng.
Pingback: Như thế nào được xem là một luật sư giỏi? | Ngành Luật