Ngành Luật có bao nhiêu chuyên ngành?

Nhắc đến luật là bao gồm phạm vi rất lớn, ngành luật bao gồm những chuyên ngành chia ra thành nhiều mảng như luật dân sự, luật kinh tế, luật thương mại, luật hình sự,… Do đó, các thí sinh đăng ký thi tuyển vào các trường đại học luật sẽ phải lựa chọn các chuyên ngành luật khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và nguyện vọng của bản thân. Vậy ngành luật có bao nhiêu chuyên ngành?

ngành luật có bao nhiêu chuyên ngành?
(Ảnh minh họa)

Ngành Luật dân sự

Ngành Luật dân sự là gì?

Luật dân sự chuyên giải quyết những vấn đề như: pháp lý, hôn nhân gia đình, tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức,… Sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành về hợp đồng dân sự, thủ tục tố tụng dân sự, các vấn đề về sở hữu công nghiệp, luật hôn nhân gia đình, hợp đồng lao động, thừa kế. Ngoài ra, còn được nâng cao các kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, tư vấn pháp luật,…

Cơ hội việc làm ngành luật dân sự

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc ở Viện kiểm sát nhân dân, Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, công ty tư vấn pháp luật hay Toà án dân sự.

Ngành Luật thương mại quốc tế

Ngành Luật thương mại quốc tế là gì?

Luật thương mại quốc tế (International Commercial law hay International Trade Law) là ngành học nghiên cứu các quy tắc, luật áp dụng cho các nhà điều hành và hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế được trang bị nền tảng kiến thức liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, thuế, kinh tế, tài chính, đất đai và môi trường.

Cơ hội việc làm ngành luật thương mại

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhiệm vị trí chuyên viên tại Cục Hải quan, Cục Thuế, Sở Kế hoạch đầu tư hay cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, chuyên viên tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp, biên tập viên cho các kênh truyền hình về pháp luật, giảng viên giảng dạy ngành Luật Thương mại tại các trường đại học,…

Ngành Luật hình sự

Ngành Luật hình sự là gì?

Sinh viên theo học ngành này được trang bị những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Đồng thời, trong quá trình đào tạo sinh viên còn được lĩnh hội các kiến thức về luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật thi hành án hình sự. Mỗi bạn sẽ được trang bị khả năng nhận định, đánh giá và tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện pháp luật nhằm phục vụ cho công tác điều tra phá án.

(Ảnh minh họa)

Cơ hội việc làm ngành luật hình sự

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ làm tại các vị trí như: thư ký Tòa án, cán bộ tại Viện kiểm sát, chuyên viên tư vấn luật trong lĩnh vực hình sự, công an.

Ngành Luật kinh tế

Ngành Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là một phần pháp luật về kinh tế, nhằm giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình giao thương của doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế. Theo học chuyên ngành Luật Kinh tế, sinh viên được trang bị các môn học then chốt như: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Pháp luật về đầu tư xây dựng,…

Cơ hội việc làm ngành luật kinh tế

Tôt nghiệp ngành Luật Kinh tế, sinh viên có thể đảm nhận vị trí chuyên gia tư vấn pháp lý, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp,…

Vì vai trò của ngành Luật đối với đời sống xã hội rất quan trọng; do đó, sự phân chia đa dạng chuyên ngành với ngành Luật là điều cần thiết; theo đó cơ hội việc làm của ngành này cũng sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Sau khi tham khảo những chuyên ngành Luật ở trên và giải đáp được thắc mắc “ngành Luật gồm những chuyên ngành nào?”; mong rằng bạn sẽ có được lựa chọn tuyệt vời cho riêng mình.