Kiến thức kỹ năng
Như thế nào là phiên tòa xét xử sơ thẩm?
Nếu đã là một người có kiến thức về pháp luật thì không thể không biết đến các thuật ngữ như “phiên tòa sơ thẩm”, “phiên tòa phúc thẩm”… Đây là những thuật ngữ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thông qua tiafn án. Ở bài viết này; chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem như thế nào là phiên tòa xét xử sơ thẩm; cùng một số vấn đề liên quan đến ngành Luật.
Phiên toàn xét xử sơ thẩm là gì?
Hiện nay; theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về định nghĩa “phiên tòa sơ thẩm”. Tuy nhiên; có thể hiểu đơn giản đây là phiên tòa xét xử một vụ án với tư cách là tòa án ở cấp xét xử đầu tiên. Xét xử sơ thẩm thuộc một trong hai cấp xét xử của tòa án là: sơ thẩm và phúc thẩm.
Theo đó; với quan niệm trong ngành Luật, sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên hay còn được coi là cấp xét xử thứ nhất trong hoạt đông tố tụng của tòa án. Bản án của phiên tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay, mà chỉ có hiệu lực nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban hành bản án mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị. Nếu có sẽ có phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Tại phiên tòa sơ thẩm; tòa án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án. Sau khi tòa án tiến hành phiên tòa sơ thẩm việc giải quyết vụ án kết thúc, trừ trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.
Ai thường tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm?
Ngoài sự có mặt của những người tiến hành tố tụng thì phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ có những chủ thể tham gia tố tụng như sau:
Đối với vụ án dân sự thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm gồm:
- Nguyên đơn;
- Bị đơn;
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
- Người đại diện của đương sự;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Người làm chứng;
- Người giám định;
- Người phiên dịch.
Đối với vụ án hình sự thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự gồm có:
- Bị cáo;
- Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ;
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
- Người bào chữa;
- Người làm chứng;
- Người giám định;
- Người phiên dịch;
- Điều tra viên và những người khác.
Nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm
Theo quy định hiện hành; một số nguyên tắc chung cơ bản của phiên tòa xét xử sơ thẩm như sau:
- Phiên tòa sơ thẩm về nguyên tắc phải tiến hành công khai, liên tục, trực tiếp và bằng lời nói.
- Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Nguyên tắc xét xử tập thể: Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp việc xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn
- Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án nhân dân
- Nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử.
Thủ tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
Trong nguyên tắc ngành Luật, thủ tục tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm gồm các công việc:
- Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm;
- Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm;
- Hỏi tại phiên tòa sơ thẩm;
- Nghị án và tuyên án.
Thủ tục xét xử sơ thẩm thực hiện bởi các Tòa án có thẩm quyền xét xử; cụ thể là Tòa án dân sự. Tòa án hình sự, Tòa án kinh tế… thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện có thẩm quyền xét xử theo quy định pháp luật tố tụng.
Việc xét xử sơ thẩm của tòa án phải có hội thẩm tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng, trừ trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn.
Từ những chia sẽ trên về phiên tòa xét xử sơ thẩm phần nào đã giúp những ai quan tâm đến ngành Luật có thêm những thông tin bổ ích; đặc biệt là những bạn đang có định hướng xét tuyển vào ngành Luật. Là ngành học có tính đặc thù cao; do đó bạn cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu về ngành Luật nói chung cũng như những chuyên ngành của nó nói riêng.