Kiến thức kỹ năng
Thương hiệu độc quyền là gì? Nó có bắt buộc phải đăng kí?
Trong thời buổi phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc xây dựng và phát triển tên một nhãn hàng, một thương hiệu hay logo đặc trưng của công ty là điều hết sức cần thiết. Có thể khẳng định rằng, đây là thủ tục giúp doanh nghiệp tạo dược lợi thế cạnh tranh vững chắc cũng như tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Như vậy, đăng ký thương hiệu độc quyền là gì và đăng ký thương hiệu độc quyền có phải là thủ tục bắt buộc theo đúng quy định hiện nay hay không? Để làm sáng rõ nội dung này, các bạn cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!
“Đăng ký thương hiệu độc quyền” là gì?
Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì? Đây không phải thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành; nhưng bản thân việc đăng ký thương hiệu độc quyền là biện pháp cấp bách và có lợi ích thiết thực để doanh nghiệp tồn tại và phát triển ở thị trường “bát nháo” như hiện nay.
Theo đó, đăng ký thương hiệu độc quyền là việc chủ sở hữu thương hiệu độc quyền tự mình hoặc thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký ở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Kết quả của quá trình này đó là Giấy chứng nhận đăng ký bảo vệ thương hiệu độc quyền thành công.
Khi bạn đăng ký và nhận được chấp thuận bảo hộ thì nhãn hiệu của bạn chính là Nhãn hiệu độc quyền. Khi là nhãn hiệu độc quyền thì nhãn hiệu của bạn được quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Đăng ký thương hiệu độc quyền có phải là thủ tục bắt buộc hay không?
Pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ không quy định bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền; nhưng đây chủ yếu là hoạt động tự nhận thức được hướng đi đúng đắn của mỗi doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh có quá nhiều cạnh tranh và rủi ro về mặt pháp lý như hiện nay.
Đăng ký thương hiệu độc quyền là biện pháp tự bảo vệ và đồng thời cũng là rào chắn pháp lý giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro về mặt pháp lý. Chẳng những nó tránh những nguy cơ ăn cắp nhãn hiệu độc quyền mà đây còn là biện pháp tự bảo vệ mình trước những tấn công pháp lý của đối thủ vì những động cơ riêng.
Dưới đây là một số những tài liệu bạn cần chuẩn bị trước khi muốn đăng ký thương hiệu độc quyền:
– Mẫu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền;
– Mẫu đăng ký thương hiệu thể hiện dưới một hình thức nhất định;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Giấy ủy quyền thực hiện hồ sơ.