“Tố tụng Dân sự” và “Tố tụng Hình sự” khác nhau như thế nào?

Tố tụng dân sự hay tố tụng hình sự, về bản chất đều là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng trong một hoạt động xét xử về một sai phạm hay tranh chấp nào đó.

Hình minh họa

Thứ nhất, tố tụng dân sự  là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự

Giải quyết tố tụng dân sự khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến dân sự, thương mại, lao động, đất đai.

Hình minh họa

Chủ thể trong tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong đó:

 – Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Thành phần của các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án.

 – Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên.

 – Người tiến hành tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Những người tham gia tố tụng gồm: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản.

Thứ hai, tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của bộ luật hình sự.

Giải quyết, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát inh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự. Đối tượng chính của luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố truy tố, xét sử và thi hành án hình sự.

Hình minh họa

Chủ thể tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án. Những người tiến hành tố tụng gồm có: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;  Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

Hy vọng rằng với sự phân biệt trên giữa hai loại tố tụng có thể giúp bạn có những kiến thức nhất định trong việc sử dụng luật hay có hướng giải quyết hợp lí nhất cho những vấn đề mắc phải.