Kiến thức kỹ năng
Kinh nghiệm tích lũy khi học ngành Luật tại ĐH Duy Tân
Khi kinh tế ngày càng phát triển mạnh cùng xu hướng hội nhập quốc tế tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh trở nên đa dạng, các doanh nghiệp cần có những nhân lực am hiểu luật kinh tế để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và hợp pháp đồng thời đời sống xã hội có nhiều vấn đề phức tạp cần có nhiều nhân lực am hiểu về hành lang pháp lý để tư vấn, xử lý thì sinh viên ngành Luật ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm. Bật mí Kinh nghiệm tích lũy khi học ngành Luật tại ĐH Duy Tân nhé.
Kiến thức chuyên sâu về pháp luật
Điều cần thiết trên hết là kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Cũng giống như khi các bạn học các môn xã hội trong những năm phổ thông, chẳng hạn như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân… các bạn không thể ép mình học thuộc lòng ngay lập tức mà phải có phương pháp học tập cụ thể để có thế tiếp nhận khối lượng kiến thức lý thuyết lớn. Học Luật cũng vậy, ngoài niềm đam mê, các bạn phải thông minh trong xử lý kiến thức để có thế nhớ lâu và vận dụng hợp lý giúp công việc đạt hiệu quả cao. Một số lời khuyên cho sinh viên ngành Luật:
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, giáo trình phù hợp trong quá trình học.
- Thường các buổi học về lý thuyết trên lớp sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán, nhưng kinh nghiệm cho thấy các bạn nên tham gia đầy đủ vì có những vấn đề thắc mắc sẽ được giảng viên giải đáp và được bổ sung thêm kiến thức ngoài sách vở, giáo trình. Chỉ cần ghi chú lại sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho bạn khi cần.
- Tất nhiên là chúng ta không thể nhớ hết tất cả kiến thức trong một buổi học nên cần phải xem đi, xem lại khi về nhà là điều rất cần thiết.
- Đối với những điều không hiểu nên mạnh dạn chia sẻ với giảng viên, bạn bè để trao đổi, đảm bảo hiểu đúng vấn đề. Việc nhận ra cái sai của mình cũng là một cách hữu hiệu để nhớ kiến thức.
- Sử dụng Sơ đồ tư duy là một trong những giải pháp hiệu quả để nắm kiến thức một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Tích cực tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn sách báo, internet để cập nhật kịp thời kiến thức mới, quy định mới.
- Luyện tập kĩ năng đọc sách nhanh bằng cách bao quát nội dung vấn đề từ bằng những cụm từ cần thiết.
- Đọc nhiều tình huống trên các tạp chí chuyên ngành và tự tìm cách xử lý đồng thời tham khảo cách xử lý tình huống của người đi trước, có chuyên môn, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Không những phải nắm chắc, nắm vững kiến thức pháp lý, sinh viên cần phải trau dồi khả năng tư duy logic, tư duy khoa học mới có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
Kỹ năng nghề nghiệp thực tế
Nghe thoáng qua, các bạn sẽ nhầm tưởng, học ngành luật chỉ cần ghi nhớ đầy đủ các quy định pháp luật, nắm chắc kiến thức pháp lý thì sẽ thành công. Điều đó thực sự là cần thiết nhưng chưa đủ, đối với ngành Luật, những trải nghiệm thực tế vô cùng quan trọng bởi từ lý thuyết đến thực tiễn cách nhau khá xa. Các bạn phải biết vận dụng kiến thức của mình vào đúng trường hợp, đúng tình huống thì mới mang lại hiệu quả.
Vì thế, trong quá trình học các bạn phải:
- Tham gia vào các hoạt động thực tế tại khoa.
- Tham gia các buổi tư vấn pháp luật tại các công ty.
- Tham dự các buổi sinh hoạt định kì của các câu lạc bộ chuyên môn.
- Nên tìm các công việc liên quan đến chuyên môn ngành học để làm thêm, có thể là có lương hoặc không lương nhưng có thể tích lũy cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu.
Các kỹ năng “mềm” cần thiết
Ngoài ra, các yếu tố không thể thiếu cho ứng viên ngành luật thời hiện đại là các kĩ năng mềm bởi vì ngành luật là một trong những ngành gắn liền với hoạt động giao tiếp, ứng xử. Bạn có thể rèn luyện thêm kĩ năng mềm cho mình bằng cách:
- Tham gia các hoạt động xã hội của khoa, Trường, các câu lạc bộ.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: hỏi những điều muốn hỏi, mạnh dạn đưa ra ý kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động nhóm để có kỹ năng làm việc nhóm như lập kế hoạch nhóm, phân chia đầu việc, phối hợp trong các hoạt động.
- Rèn luyện kỹ năng đàm phán, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề qua các phiên tòa giả định, các buổi thực tập tư vấn luật pháp tại Khoa, Trường.
- Trong quá trình học tập, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng tra cứu thông tin trên các phương tiện sách báo, internet,…
Nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành
Khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Luật đóng vai trò quan trọng. Nếu đã quyết định lựa chọn ngành Luật bạn nên xác định cho mình lộ trình học tiếng Anh bằng cách:
- Tập thói quen đọc các tạp chí chuyên ngành Luật viết bằng tiếng Anh. Khi gặp từ vựng một cách lặp đi lặp lại trong các tình huống tự khắc ta sẽ ghi nhớ.
- Tìm kiếm các website, từ điển chuyên ngành để đảm bảo học từ vựng một cách sát sao nhất.
- Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để trao đổi, học hỏi đồng thời luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh.
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực pháp lý chất lượng, đáp ứng nhu cầu của đất nước, cụ thể là khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Khoa Luật Đại học Duy Tân không ngừng phát triển với đội ngũ giảng viên nhiệt tình, năng động, chuyên môn cao và được tập huấn trau dồi kiến thức mới, kỹ năng giảng dạy thường xuyên.
Bên cạnh đó, Trường luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, phục vụ tối đa cho việc học tập của sinh viên. Chính vì thế, Đại học Duy Tân trở thành một trong những địa chỉ đáng tin cậy cho các bạn khi muốn học ngành Luật tại miền Trung.
Luôn luôn quan tâm đến vấn đề chất lượng sinh viên, Khoa Luật Đại học Duy Tân đã nỗ lực hết mình trong công tác đào tạo. Mục tiêu đào tạo của ngành Luật ĐH Duy Tân là cho ra đời nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng, có sự yêu thích và tâm huyết với nghề nghiệp, đồng thời xây dựng nguồn chuyên gia đầu ngành về pháp luật.
Pingback: Luật – Ngành học đầy tiềm năng | Ngành Luật