Kỹ năng ngành Luật mà mọi sinh viên phải biết

Hầu hết mọi người đều tin rằng những người thành công trong ngành Luật đều là những người có trí nhớ tốt và khả năng lập luận sắc sảo nhưng có một yếu tố nữa tạo nên sự thành công của ngành Luật nói riêng và nhiều ngành nghề khác nói chung đó chính là kỹ năng mềm. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết được “Kỹ năng ngành Luật mà mọi sinh viên phải biết” từ đó có được định hướng đúng đắn nhất cho tương lai của mình.

Kỹ năng ngành Luật
Kỹ năng ngành Luật mà mọi sinh viên phải biết

Kỹ năng giao tiếp

Lắng nghe là kỹ năng mềm, truyền đạt bằng giọng nói và kỹ năng đọc, viết là lập luận, tranh luận. Cũng rất ít khi sinh viên theo học ngành Luật biết rằng, các doanh nghiệp hiện nay chỉ dành một phần nhỏ khoảng 25% quan tâm đến bằng cấp và trường học của ứng viên. Cái họ quan trọng nhiều hơn đó là khả năng giao tiếp, thái độ của bạn như thế nào, nhưng xử sự trong các mối quan hệ của sinh viên khi mới ra trường hiện nay cũng rất yếu.

Kỹ năng mềm chính là cư xử biết người biết ta thông qua giao tiếp để hiểu nhau hơn, mới có thể làm việc hiệu quả được. Sinh viên giao tiếp yếu kém thể hiện qua văn bản như hồ sơ xin việc và qua quá trình phỏng vấn và trong cuộc sống, công việc hàng ngày, cùng với những người xung quanh.

Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin và xử lý tình huống

Để có được một nguồn thông tin có ích thì sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu chúng ta biết cách xử lý nó đúng phương pháp. Bởi vì vậy nên kỹ năng này cũng góp phần nhiều nói lên sự chuyên nghiệp và năng lực thật sự của người làm nghề luật. Xã hội hiện nay ngày càng phát triển thì các quan hệ xã hội nảy sinh không ngừng làm nảy sinh các quan hệ pháp luật mới.

Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng từ đó mà có sự chuyển dịch theo. Những người hành nghề luật phải cập nhật thường xuyên và xử lý những thông tin mới. Khi thu thập và xử lý thông tin cần phải đòi hỏi sự tập trung và khả năng phân tích nhạy bén để cho người hành nghề có thể hiểu đúng và vận dụng chúng một cách tốt nhất.

Cũng chính từ khả năng xử lý thông tin tốt nên người hành nghề luật có thể tự tin khi áp dụng trong xử lý các tình huống thực tiễn pháp luật và cũng góp phần nhiều cho sự thành công và thăng tiến trong cơ hội việc làm của người tốt nghiệp ngành Luật.

cơ hội việc làm ngành Luật
Cơ hội việc làm của người tốt nghiệp ngành Luật

Kỹ năng tra cứu và khai thác thông tin

Bạn hãy cân nhắc khi lựa chọn những nguồn thông tin để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Theo nghiên cứu học tập và trên giảng đường, sinh viên ngành Luật cần phải nắm được những nguồn thông tin nào là quan trọng nhất, thông tin nào là không cần thiết. Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ như hiện nay, thì giảng viên và sinh viên như bước vào một cuộc chạy đua thời gian.

Đối với giảng viên thì cố tranh thủ để giảng giải bài cho kịp số tiết để đảm bảo đầy đủ nội dung bài học, nhiều nội dung vì thời gian hạn hẹp vì vậy nên chỉ giảng lướt qua. Cũng chính vì vậy mà sinh viên ngành Luật cần biết cách tìm kiếm thông tin và tài liệu để nghiên cứu đi sâu vào bài học, bổ sung những nội dung hay kiến thức còn thiếu hụt. Hay nói cách khác là bạn phải tự học là chính.

Pháp luật chính là lĩnh vực rất rộng lớn, bất cứ công việc nào liên quan đến nó cũng cần phải đòi hỏi kỹ năng mềm cho sinh viên khả năng tìm kiếm và tiếp cận, khai thác thông tin một cách triệt để nhất.

Những kỹ năng cần phải được các bạn sinh viên bồi đắp ngay từ những ngày đầu khi bước chân vào cách cửa đại học, bởi không giống như cấp 3, đại học chính là giai đoạn để bạn định hình tư duy và khẳng định bản thân từ đó làm tiền đề cho sự thành công về sau.

Sinh viên ngành Luật
Sinh viên ngành Luật và những kỹ năng mềm cần có

Sinh viên ngành Luật và những kỹ năng mềm cần có sẽ giúp họ rất nhiều trong học tập và công việc sau này. Đồng thời, kỹ năng mềm nên được tất cả mọi người quan tâm, chú trong chứ không chỉ riêng gì sinh viên ngành Luật.