Nghề Luật sư cần Lưu ý những gì?

Ngày nay, ngành Luật và nghề Luật sư ngày càng được coi trọng và có chỗ đứng trong xã hội. Tuyển sinh ngành Luật xuất hiện ngày càng nhiều trên các thông báo tuyển sinh trong khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng xuất hiện với tần suất lớn trên các bảng tin tuyển dụng. Dưới đây là 1 số lưu ý mang tính chất tham khảo đối với những bạn có ý định chọn nghề Luật để làm nghề nghiệp sau này.

Những lưu ý đối với nghề Luật sư

Những lưu ý đối với nghề Luật sư

Phải có sự kiên nhẫn

Vì thời gian cần để bạn có thể hành nghề đối với nghề Luật sư là khoảng 6 năm bao gồm: 4 năm là quãng thời gian đào tạo từ 1 sinh viên Luật đến lúc trở thành cử nhân Luật; và 2 năm từ đào tạo nghiệp vụ – tập sự, đạt kết quả kiểm tra tập sự đến quá trình cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và hoạt động như 1 Luật sư thứ thiệt dưới sự quản lý và giám sát của Đoàn Luật sư thuộc liên đoàn luật sư.

Yêu thích tranh luận và có kỹ năng tranh luận

Luật sư là người dùng những lý lẽ, dẫn chứng kết hợp với những hiểu biết mà mình có để thuyết phục thẩm phán, thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng lý lẽ của mình đưa ra là hoàn toàn thuyết phục.

Có 1 cái đầu lạnh và có đạo đức nghề nghiệp

Đừng vì tư lợi cá nhân mà bóp méo sự thật, đổi trắng thành đen. Vì những luận điểm mà bạn đưa ra có thể biến 1 người từ vô tội thành có tội, và cũng có thể để cho tội phạm thực sự nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Luật sư cần phải giữ một cái đầu “lạnh” trước mọi tình huống

Luật sư cần phải giữ một cái đầu “lạnh” trước mọi tình huống

Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic

Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Luật sư mà cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch,… trong 1 phiên toà thì bao nhiêu người sẽ nghe và bị thuyết phục bởi bạn, tỉ lệ thắng của bạn sẽ còn được bao nhiêu phần trăm.

Trên đây là 1 số lưu ý cho các bạn có định hướng cho nghề Luật sư. Các bạn có sự yêu thích và định hướng với nghề này thì nên có sự chuẩn bị ngay từ khi bước chân vào cánh cổng đại học. Ngoài ra, ngoài giờ lên lớp để thu thập kiến thức, các bạn cũng có thể tham gia các lớp học kỹ năng mềm để trau dồi thêm một số các kỹ năng cần thiết: kỹ năng tranh luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán…