Cơ hội nghề nghiệp
Học ngành Luật và cơ hội việc làm ở miền Trung
Khi nền kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng; con người sống, làm việc, lao động và kinh doanh theo tôn chỉ của pháp luật thì nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân về nhân sự ngành luật ngày càng tăng cao. Vậy việc học ngành Luật và cơ hội việc làm ở miền Trung như thế nào?
Theo những thống kê mới nhất, ở nước ta hiện nay; lĩnh vực nào cũng cần phải bổ sung thêm nguồn nhân lực am hiểu pháp luật. Sự thiếu hụt nhân sự ngành Luật trong hiện tại cũng như tương lai đã tạo ra cơ hội việc làm cho các bạn trẻ đam mê và theo học ngành này.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO; cộng đồng kinh tế Asean AEC và một số các tổ chức, cộng đồng khác thì lại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy; nhân sự ngành luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh.
Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2020; cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư; 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên; 3.000 chấp hành viên; 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.
Luật là một hệ thống các quy định được tạo ra và được thi hành thông qua các tổ chức xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi của xã hội. Sinh viên theo học ngành Luật sẽ được trang bị nhiều kiến thức về vận dụng; thực hành các quy định pháp luật vào đời sống, kinh doanh, quản lý,…
Sau khi tốt nghiệp; các bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình như: Trợ giúp viên pháp lý, Giảng viên luật, Công chứng viên, Pháp chế doanh nghiệp, Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước, Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…
Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta còn có thể công tác trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước; sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo,… Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp 4.0; các sinh viên phải mở rộng tầm nhìn và định hướng phát triển bản thân ở môi trường quốc tế.
Ngành Luật là một trong số ít những ngành khoa học xã hội đem lại nguồn thu nhập cao cùng cơ hội việc làm dồi dào.
Công việc | Mức lương/tháng |
Nhân viên tại các văn phòng Luật, công ty Luật | 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ |
Nhân viên/Chuyên viên nhân sự (Mảng C&B) | 6.000.000 – 15.000.000 VNĐ |
Giảng viên ngành luật | 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ |
Nhân viên/ chuyên viên pháp chế | 7.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ |
Công chứng viên | 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ |
Kiểm sát viên/Công tố viên | 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ+ 25% phụ cấp |
Luật sư | 15.000.000 – 40.000.000 VNĐ |
Cơ hội nghề nghiệp lớn đồng nghĩa với việc nhân lực ngành Luật phải được chuẩn bị kỹ càng, đào tạo chuyên sâu, sẵn sàng trước nhu cầu khắt khe của các nhà tuyển dụng. Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao; chương trình liên kết đào tạo với các cơ quan; doanh nghiệp đang được các trường đại học đào tạo ngành Luật chú trọng.
Các trường đào tạo ngành Luật uy tín tại Miền Trung mà các bạn thí sinh có thể chọn lựa như: Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Hà Tĩnh, Đại học Văn hóa Thế thao và Du lịch Thanh Hóa.
Riêng đối với ngành Luật Đại học Duy Tân; không chỉ mang đến cho sinh viên một môi trường học tập năng động, hiện đại mà nhà trường còn xây dựng chương trình học tiên tiến. Sinh viên được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể phát triển tiềm năng nghề nghiệp và hội nhập quốc tế; được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Ngoài ra; sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng để đáp ứng cho yêu cầu nghề nghiệp, được tham gia hoạt động ngoại khóa thông qua các câu lạc bộ, dự các phiên tòa, các cuộc diễn đàn pháp lý,…
Pingback: Ngành Luật – Mọi điều bạn cần nhớ! | Ngành Luật
Pingback: Điều cần biết về tuyển sinh ngành Luật 2021 | Ngành Luật
Pingback: Xin việc ngành Luật có thật sự khó khăn? | Ngành Luật