Cơ hội nghề nghiệp
Nói gì về triển vọng ngành Luật kinh tế
Đối với xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay; vai trò của ngành Luật kinh tế ngày càng được khẳng định. Ở mỗi công ty, doanh nghiệp; việc có một bộ phận chịu tránh nhiệm về mảng Luật kinh tế là điều bắt buộc để cơ sở đó có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó, cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế càng cao, lượng thí sinh quan tâm đến ngành học này càng lớn. Hằng năm có hàng trăm câu hỏi được tìm kiếm như: ngành Luật kinh tế học những môn nào? ngành Luật kinh tế thi khối nào?…
Triển vọng ngành Luật kinh tế
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam sẽ cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên…và những con số này sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau.
Đặc biệt, đặt trong xu thế cách mạng 4.0 hiện nay, khi kinh tế nước ta đang trên đà phát triển đầy khởi sắc với các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia không ngừng liên kết và hợp tác kinh doanh, thì hành lang pháp lý và các vấn đề về chính sách pháp luật cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Theo đó ngành Luật kinh tế trở thành một ngành không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
Bên cạnh đó, trong thời đại người người, nhà nhà đều muốn đầu tư như hiện nay, cử nhân ngành Luật kinh tế có cơ hội trở thành những chuyên gia tư vấn tài chính giúp cho khách hàng những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn, sáng suốt.
Định hướng kết hợp chặt chẽ đào tạo Luật học với thực tiễn kinh doanh tại Đại học Duy Tân
Với truyền thống hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Đại học Duy Tân là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học có chất lượng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong đó, ngành Luật kinh tế là một trong những ngành đào tạo thế mạnh của Trường với ưu điểm vượt trội chú trọng đẩy mạnh tính ứng dụng thực tiễn.
Tại Đại học Duy Tân, sinh viên ngành Luật kinh tế không chỉ được đào tạo bài bản kiến thức về hệ thống pháp luật quốc gia, kỹ năng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà còn được chú trọng trang bị những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,…
Đặc biệt, sinh viên Đại học Duy Tân thường xuyên thực hành, xử lý tình huống pháp luật thông qua phương pháp giáo dục “mô phỏng” phiên tòa giả định; tập sự tại các phiên tòa, văn phòng luật sư; tham gia CLB Pháp luật và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn.
Đó chính là sự chuẩn bị chu đáo để các Cử nhân ngành Luật kinh tế của Đại học Duy Tân có thể vận dụng chính xác, nhuần nhuyễn, linh hoạt các quy định pháp luật cũng như thủ tục tố tụng và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của nền kinh tế trong tương lai.