Một số quy định mới về tiền lương năm 2019

Tiền lương chính là nguồn thu nhập góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, các quy định về tiền lương luôn được mọi người quan tâm. Một số quy định mới về tiền lương năm 2019 người lao động và doanh nghiệp cần biết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân người lao động cũng như doanh nghiệp đúng theo quy định pháp luật.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng lên so với năm 2018
Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng lên so với năm 2018

 

Theo Nghị định mới số 157/2018/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2019, mức lương tối thiểu vùng tăng lên hơn so với năm 2018, cụ thể như sau:

         Doanh nghiệp hoạt động trong vùng I: 4.180.000 đồng/tháng

         Doanh nghiệp hoạt động trong vùng II: 3.710.000 đồng/tháng

         Doanh nghiệp hoạt động trong vùng III: 3.250.000 đồng/tháng

         Doanh nghiệp hoạt động trong vùng IV: 2.950.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng để doanh nghiệp xây dựng bảng lương khi đóng bảo hiểm cho người lao động phải đảm bảo các điều kiện sau:

         Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất.

         Cao hơn ít nhất 7% mức lương tối  thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động phải qua đào tạo, học nghề.

Mức lương đóng Bảo hiểm năm 2019

Người lao động phải được đóng các loại bảo hiểm dựa vào mức lương theo quy định pháp luật
Người lao động phải được đóng các loại bảo hiểm dựa vào mức lương theo quy định pháp luật

Theo quy định mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương các khoản bổ sung khác được quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Mức lương: làm mức lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định pháp luật mà hai bên đã thỏa thuận.

Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội là:

         Phụ cấp chức vụ, chức danh.

         Phụ cấp trách nhiệm.

         Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

         Phụ cấp thâm niên.

         Phụ cấp khu vực.

         Phụ cấp lưu động.

         Phụ cấp thu hút và các khoản phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản bổ sung khác phải đóng bảo hiểm xã hội là:

         Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

         Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản hỗ trợ không phải đóng bảo hiểm xã hội là:

         Tiền thưởng sáng kiến và tiền thưởng quy định tại điểm 103 Bộ luật Lao động năm 2012.

         Tiền ăn giữa ca.

         Các khoản hỗ trợ điện thoại, tiền xăng, đi lại, nhà ở, nuôi con nhỏ,tiền giữ trẻ.

         Các khoản hỗ trợ khi người lao động kết hôn, sinh nhật, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó  khăn khi gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.