Học ngành Luật lương bao nhiêu?

Nhắc đến ngành Luật; hiện nay ai cũng biết không chỉ có con đường trở thành luật sư mà còn rất nhiều cơ hội việc làm ngành Luật khác dành cho sinh viên ngành này. Thế nhưng; không phải cứ tốt nghiệp ngành Luật thì lương cao cũng không phải làm cùng một vị trí thì lương sẽ như nhau. Bài viết này cho bạn hiểu rõ học ngành Luật lương bao nhiêu? cũng như mức lương ở từng công việc ngành Luật.

Mức lương ngành Luật
Học ngành Luật lương bao nhiêu?

Công chứng viên

Công chứng viên là vị trí quen thuộc với người dân khi có nhu cầu công chứng bất cứ giấy tờ nào. Họ là người được ủy quyền để thực hiện việc công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của văn bản, giấy tờ và giao dịch pháp lý. Công chứng viên có thể làm việc tại văn phòng công chứng, công ty luật hay các bộ phận trong phòng ban Nhà nước.

Mô tả công việc ngành Luật thường thấy của một công chứng viên có thể bao gồm:

  • Xác thực chữ ký, văn bản, giấy tờ, tài sản, bảo hiểm,… và chứng nhận tính hợp pháp của chúng.
  • Hỗ trợ soạn thảo, sao chép tài liệu và xác thực tính hợp pháp của bản sao.
  • Xác thực danh tính của người tham gia giao dịch, công chứng hoặc ký tên trên tài liệu.
  • Hỗ trợ tư vấn, thẩm định giá trị pháp lý của tài sản, hợp đồng, xác nhận tính hợp pháp của chúng để có thể tham gia giao dịch.

Mức lương ngành Luật ở vị trí công chứng viên: Trung bình từ 6.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 4.000.000 đồng/tháng và cao nhất là 20.000.000 đồng/tháng.

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý thường làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp với nhiệm vụ hỗ trợ và tư vấn cho những tổ chức này về các quy định pháp luật. Cùng với sự phát triển, mở cửa kinh tế thì vị trí chuyên viên pháp lý cũng có nhu cầu tuyển dụng khá cao hiện nay.

Công việc chính của chuyên viên pháp lý có thể bao gồm:

  • Tư vấn các quy định pháp lý có liên quan đến những hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp (mua bán, sở hữu trí tuệ, đầu tư,…)
  • Nghiên cứu và phân tích văn bản pháp luật (chỉ thị, nghị định cũ và mới,…) nhằm đảm bảo rằng tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tuân thủ pháp luật.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý (hợp đồng, đơn khởi kiện,…) đảm bảo tính hợp pháp theo Pháp luật hiện hành.
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản,…
  • Điều tra và giải quyết các vấn đề pháp lý diễn ra trong nội bộ công ty hoặc giữa công ty với những bên khác.

Mức lương ngành Luật ở vị trí chuyên viên pháp lý: Trung bình từ 8.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 5.000.000 đồng/tháng và cao nhất là 50.000.000 đồng/tháng

Cố vấn pháp lý

Cố vấn pháp lý (Legal Counsel) là vị trí khá tương tự với chuyên viên pháp lý. Tuy nhiên cố vấn pháp lý thực sự là một chuyên gia với kinh nghiệm dày dặn trong ngành Luật.

Mô tả công việc của cố vấn pháp lý có thể bao gồm những nhiệm vụ sau:

  • Tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý trong quá trình vận hành tổ chức.
  • Thực hiện điều tra, giải quyết các tranh chấp pháp lý trong nội bộ cũng như bên ngoài và là đại diện của doanh nghiệp khi tham gia các vụ kiện tại tòa án.
  • Đề xuất và triển khai các chính sách để giúp doanh nghiệp phòng ngừa các rủi ro liên quan tới pháp lý trong quá trình hoạt động.
  • Theo dõi và cập nhật các nghị định, chính sách pháp luật mới có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Đào tạo và hướng dẫn nhân viên khác các vấn đề, quy định liên quan tới pháp luật trong quá trình kinh doanh.

Mức lương ngành Luật ở vị trí cố vấn pháp lý: Trung bình từ 15.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 8.000.000 đồng/tháng và cao nhất là hơn 100.000.000 đồng/tháng, tùy theo năng lực làm việc.

Thư ký pháp lý

Thư ký pháp lý có thể làm việc tại văn phòng luật lẫn các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ công việc cho luật sư, cố vấn pháp lý hay những nhân viên khác trong tổ chức.

Những nhiệm vụ chính của thư ký pháp lý có thể kể đến như:

  • Quản lý, lưu trữ, sắp xếp các tài liệu pháp lý như hợp đồng, văn bản,…
  • Hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan.
  • Quản lý lịch trình làm việc, sắp xếp thời gian và ghi chép nội dung các buổi họp.
  • Tham gia hỗ trợ cùng luật sư các công việc liên quan đến tư vấn pháp lý như nghiên cứu, phân tích và xử lý các tài liệu để đưa ra giải pháp xử lý tối ưu nhất.
  • Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến đàm phán và thương lượng như soạn thảo hợp đồng, thư từ, tài liệu thương mại, di chúc, thừa kế,…

Mức lương ngành Luật ở vị trí thư ký pháp lý: Trung bình lương cơ bản từ 4.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng. Thực tế, mức lương thực nhận sẽ cao hơn, bao gồm phụ cấp và thưởng.

công việc ngành Luật
Mô tả công việc ngành Luật

Luật sư

Luật sư là nghề nghiệp quen thuộc và được xem như là vị trí đặc thù trong ngành Luật. Luật sư sẽ đại diện cho thân chủ để thực hiện các hoạt động liên quan tới pháp lý. Luật sư có thể làm việc tại công ty luật nhà nước, tư nhân hoặc trong tòa án.

Công việc chính của một luật sư có thể bao gồm những hoạt động:

  • Cung cấp tư vấn về các vấn đề liên quan đến luật pháp cũng như đưa ra lời khuyên và phương hướng giải quyết phù hợp cho khách hàng.
  • Đại diện cho thân chủ trực tiếp tham gia các vụ kiện, đàm phán và thương lượng với các bên liên quan.
  • Cập nhật, nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành có liên quan tới vấn đề mà thân chủ, khách hàng đang gặp phải để hỗ trợ.
  • Chuẩn bị tài liệu liên quan đến vấn đề như hợp đồng, văn bản pháp luật,…

Mức lương ngành Luật ở vị trí luật sư: Trung bình từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 7.000.000 đồng/tháng và cao nhất là không giới hạn nếu nhận tư vấn, bào chữa cho các vụ kiện lớn.

Công tố viên

Công tố viên – vị trí được xem như “song hành” với kiểm sát viên. Theo đó; công tố viên cần có vốn kiến thức thật sâu rộng để có thể đưa ra quyết định truy tố hay không truy tố các đối tượng:

  • Nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến các vụ án mà mình phụ trách.
  • Thực hiện công tác điều tra, thu thập, đánh giá các chứng cứ và những tình tiết liên quan đến vụ án để đưa ra quyết định truy tố hay không truy tố đối tượng.
  • Trực tiếp tham gia các phiên tòa và đưa ra các quan điểm, lập luận nhằm bào chữa cho quyết định của cơ quan công tố.
  • Giám sát và kiểm tra hoạt động của bộ phận công an, tư pháp và các bên liên quan tới vụ án.

Mức lương ngành Luật ở vị trí công tố viên: Trung bình từ 7.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 4.000.000 đồng/tháng và cao nhất là 30.000.000 đồng/tháng.

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là vị trí không thể thiếu trong quá trình vận hành một phiên tòa. Vị trí này sẽ đảm bảo các phiên tòa diễn ra thuận lợi và không gặp bất cứ gián đoạn nào.

Công việc cụ thể của một thư ký tòa án thường bao gồm những nhiệm vụ sau:

  • Tiếp nhận, sắp xếp và lưu trữ thông tin tài liệu, hồ sơ của các vụ án.
  • Chuẩn bị tài liệu cần thiết và phân phát cho tòa án cũng như các bên liên quan trong thời gian diễn ra phiên tòa.
  • Điều phối lịch trình trong phiên tòa, hướng dẫn cho các bên liên quan về thời gian và địa điểm cần phải có mặt.
  • Giao tiếp, kết nối với các bên liên quan để lấy thông tin cần thiết.

Mức lương ngành Luật ở vị trí thư ký tòa án: Trung bình từ 3.400.000 – 7.400.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023); sau tăng lên từ 4.200.000 – 9.000.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023). Mức lương trên chưa bao gồm trợ cấp và thưởng.

Thẩm phán

Thẩm phán là vị trí có quyền lực tối cao tại tòa án. Đây là vị trí yêu cầu vốn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm làm việc trong ngành Luật lâu năm; cùng với đó là tinh thần chính trực, công bằng.

Nhiệm vụ chính của thẩm phán bao gồm:

  • Tham gia xét xử các vụ án, tranh chấp hình sự, dân sự, hành chính, doanh nghiệp và các lĩnh vực khác.
  • Tổ chức và điều hành, quản lý, giám sát các bên có liên quan trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa.
  • Giám sát và thẩm định các quyết định của cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính, tòa án, cơ quan điều tra và các bên liên quan khác.
  • Tham gia đào tạo, huấn luyện các cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực pháp luật.

Ở vị trí thẩm phán: Trung bình nhận được từ 3.486.000 – 11.920.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023); sau tăng lên từ 4.212.000 – 14.400.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023).

làm việc trong ngành Luật
Kinh nghiệm làm việc trong ngành Luật

Trên đây là tổng hợp thông tin và chia sẻ về lương ngành Luật là bao nhiêu ở mỗi vị trí công việc tính đến năm 2023. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn con đường sự nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân.

Bình luận ở “Học ngành Luật lương bao nhiêu?

  1. Pingback: Đặc thù ngành Luật ở Việt Nam | Ngành Luật

Đã đóng bình luận